Hướng dẫn cách định giá đồ cũ thanh lý trước khi chuyển nhà
Trước khi thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói, thông thường có một số món đồ cũ bạn không muốn mang theo và muốn thanh lý bớt để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, thật khó để định giá đồ cũ thanh lý trong nhà, dù không thể bán bằng với giá thị trường, bạn vẫn nên biết liệu mình có thể bán được giá tốt hơn không. Nếu bạn đang muốn thanh lí đồ cũ, nhất là đồ gỗ nội thất cũ thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây đâu nhé.
TH1: Kinh nghiệm định giá bán đồ cũ thanh lý
1. Lau chùi, kiểm tra & sữa chữa đồ cũ trước khi bán:
Có điều chắc chắn rằng, một món hàng sạch sẽ thường dễ dàng bán và có giá cạnh tranh hơn. Chính vì vây, trước khi thanh lý bạn cần lau sạch mọi vết bẩn, đánh bóng các góc cạnh và cân nhắc sơn lại đồ đạc bị phai màu bằng sơn giá rẻ.
Lau chùi đồ cũ trước khi bán
Ví như các sản phẩm đồ gỗ nhìn chung không có nhiều hư hỏng gì. Một lớp sơn mới chỉ tốn khoảng vài trăm, tuy nhiên nó có thể biến từ một cái bàn cũ trong như mới nếu bạn khéo léo. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra để có thể làm tăng độ bền, độ chống ấm chống nước của chúng nhé.
Đối với các món đồ nội thất bằng kim loại thì bạn cũng nên tân trang lại, nên kiểm tra xem các bộ phận lắp ráp sau một thời gian sử dụng có xảy ra lỗi gì không.
2. Tham khảo giá sản phẩm tương tự trên thị trường:
Trước khi định giá đồ cũ, bạn nên lên mạng tìm kiếm một vài sản phẩm có mẫu mã tương tự. Ví như một cái ghế Sofa lớn có vải sọc Caro thường sẽ bán với giá thấp hơn loại ghế trơn. Hãy truy cập một số trang mua bán online như chotot, Ebay,… và tham khảo giá mà những người khác đang bán các đồ thanh lý mẫu mã tương tự.
3. Định giá bán đồ cũ:
Hàng thanh lí, nhất là đồ nội thất được thanh lí với rất nhiều mức giá khác nhau. Điều này tùy thuộc vào thời gian sử dụng của những món đồ đó.
Định giá bán đồ cũ
Cách dễ dàng nhất để định giá là hãy giảm 20% giá mà bạn đã mua. Đây được xem là tiêu chuẩn trong kinh doanh và là cách hợp lý để định giá hàng đã qua sử dụng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đây chỉ là cách cơ bản. Bạn có thể điều chỉnh giá cả dựa trên nhiều yếu tố khác. Giả sử bạn đã mua một cái đầm $500 cách đây bảy năm và giờ bạn muốn thanh lý:
- Nếu đầm còn tốt và không quá cũ, thì bán 80% giá tiền hàng mới là hợp lý.
- Nhân $500 với 80%, hoặc .8. ($500 x .8 = 400)
- $400 là giá bán cơ bản cho cái đầm.
4. So sánh tình trạng sản phẩm với lúc mới mua:
Khi nào thì giảm 30% và khi nào thì giảm 20%? Yếu tố quan trọng nhất chính là tình trạng của sản phẩm. Nếu tình trạng hiện tại giống hệt khi bạn mua, thì bạn chỉ cần giảm 20% giá tiền đã mua. Nhưng nếu món đồ bị trầy, có tiếng ồn, rung lắc, hoặc vấn đề khác, có lẽ bạn phải giảm 30% hoặc nhiều hơn. Nói chung, bạn sử dụng món đồ càng lâu ngày, thì giá thanh lý sẽ càng thấp.
So sánh tình trạng sản phẩm với lúc mới mua
- Nếu bạn mua một kệ sách đẹp giá $1.000, và hiện trạng sản phẩm vẫn mới, bạn có thể bán giá $800.
- Nếu kệ sách bị phai màu, cũ hơn, bị thiếu kệ, hoặc bị nứt và sứt mẻ, bạn có thể bán giá $600 – 700.
5. Trừ đi 5% tương ứng số năm bạn sử dụng:
Một cái bàn 10 năm chỉ bán được 50% giá tiền đã mua. Xe hơi và nhà cửa sẽ giảm giá trị khi chúng có tuổi. Trừ khi kết cấu vẫn bền chắc, hoặc là đồ cổ (trước năm 1970 và tình trạng vẫn tốt), bạn sẽ chịu lỗ cho mỗi năm sử dụng.
6. Cung cấp hình ảnh thanh lí đồ cũ:
Cung cấp hình ảnh cùng với thông tin chi tiết của đồ cũ sẽ giúp tiết kiệm thời gian của cả 2 bên mua và bán. Lưu ý khi chụp hình ảnh đồ cũ thanh lý bạn nên chụp thật kỹ và thật đẹp sao cho bắt mắt để chiếm thiện cảm của khách hàng. Đặc biệt, hình ảnh phải chính xác với sản phẩm bạn cần thanh lý.
Cung cấp hình ảnh thanh lí đồ cũ
Các thông tin về đồ cũ thanh lí như nguồn gốc, xuất xứ, ưu điểm, nhược điểm, tình trạng sử dụng, công dụng, thời gian mua, thời gian bảo hành,… cũng cần cung cấp thật đầy đủ để khách hàng được biết chi tiết. Có như vậy thì khả năng bán được món đồ đó sẽ cao hơn.
Và nếu có thể, bạn hãy quan tâm đến vấn đề đổi trả cũng như chế độ bảo hành của hàng thanh lí cho khách. Điều này cho thấy mức độ tin cậy về món hàng của bạn sẽ được tăng cao.
7. Sẵn sàng thương lượng giá cả:
Thông thường bạn sẽ có cơ hội để thảo luận giá cả. Đảm bảo bạn có chuẩn bị trước khi thương lượng. Có sẵn chiến lược trước khi mặc cả là cách tốt nhất để bán được giá tốt:
Sẵn sàng thương lượng giá cả
- Giá thấp nhất. Xác định giá thấp nhất mà bạn có thể bán để không phải suy nghĩ ngay tại thời điểm bán.
- Giá mong muốn. Mức giá mà bạn muốn bán, dựa trên giá trị của món đồ và mong muốn thanh lý.
- Giá yêu cầu. Giống với giá mong muốn. Tuy nhiên, hãy ra giá cao hơn một chút so với giá mong muốn, với hy vọng rằng người mua rất cần món đồ.
- Chi phí vận chuyển. Ai sẽ là đến lấy và vận chuyển món hàng? Đảm bảo bạn thỏa thuận vấn đề này trước khi bán.
TH2: Kinh nghiệm mua đồ đạc đã qua sử dụng
1. Tham khảo giá sản phẩm ở nhiều nơi trước khi mua:
Trước khi đi mua đồ thanh lý, bạn nên tham khảo giá sản phẩm khi còn mới. Trừ khi bạn là một chuyên gia định giá, hãy so sánh 4-5 sản phẩm tương tự trước khi mua hàng. Bạn có thể ghi chú giá chênh lệch và hỏi người bán về mức chênh lệch đó. Hàng thanh lý sẽ rẻ hơn khoảng ½ – ¾ giá tiền hàng mới, tùy tình trạng của từng sản phẩm.
2. Hỏi thông tin về chất lượng, tình trạng đồ cũ:
Có phải đồ đã được sửa chữa không? Mức độ cũ mới như thế nào? Có vấn đề gì để lưu ý không? Hầu hết người bán sẽ lấp liếm đi những lỗi của sản phẩm, tuy nhiên bạn có thể hiểu cách tính giá của họ bằng cách đặt những câu hỏi thông minh.
Hàng thanh lý có 2 nguồn hàng là hàng thanh lý gia đình và hàng thanh lý công ty. Thông thường, hàng thanh lý gia đình đã qua sử dụng rất nhiều nên độ mới và tính bền đều khá kém. Có 2 lý do người ta thanh lý đồ nội thất gia đình, thứ nhất là do hàng đã hỏng hóc và qua sửa chữa, thay thế linh kiện nhiều lần; thứ hai là do gia chủ muốn sắm đồ mới, thay thế bằng những sản phẩm tiện ích, thời trang hơn.
Trong khi hàng thanh lý công ty hầu như đều còn rất mới, do các công ty phá sản, giải thể hoặc thiết kế lại văn phòng. Ngoài ra, còn có nguồn hàng tồn kho, hàng bị lỗi nhẹ… Vì thế hàng thanh lý công ty được nhiều người ưa chuộng hơn, giá cũng cao hơn hàng thanh lý gia đình.
3. Kiểm tra độ chắc chắn của sản phẩm:
Kiểm tra độ chắc chắn của sản phẩm
Các mối nối phải chặt, khít và không lung lay. Sản phẩm nên mang lại cảm giác bền chắc so với cân nặng của bạn, nhất là ghế, ghế sofa, và bàn. Hãy tin vào bản năng khi đánh giá. Nếu trông sản phẩm không vững chắc và bền, bạn đừng chi quá nhiều tiền để mua.
4. Xác định giá mà bạn sẵn sàng chi trả:
Sản phẩm nên được bán với giá phù hợp với chất lượng của nó. Nếu bạn thật sự thích một món đồ và đã khảo sát các mức giá tốt, hãy tiến hành trả giá. Nếu có bằng chứng về giá sản phẩm tương tự, bạn có thể mua với giá tốt hơn. Khi trả giá, hãy nhớ những điều dưới đây:
Xác định giá mà bạn sẵn sàng chi trả
- Xác định giá cao nhất mà bạn có thể chi: xác định trước mức giá ngay bây giờ để bạn có thể rút lui nếu giá quá cao. Đừng đưa ra quyết định ngay lúc mua.
- Làm rõ mức giá mong muốn của bạn.: đây không phải là chiến thuật hay chiến lược nào. Hãy chân thành và thẳng thắn khi trình bày mức giá mà bạn muốn — “Tôi sẵn sàng chi $200 cho cái bàn này”.
- Linh hoạt: nếu bạn không thay đổi quyết định, đừng ngại thương lượng. Bạn không nên chi nhiều hơn mức đã quyết định trước đó, nhưng bạn có thể thỏa thuận với người bán.
5. Tính toán chi phí vận chuyển:
Bạn cần biết mình sẽ nhận được món đồ từ người bán bằng cách nào, và điều này ảnh hướng tới mức giá ra sao. Hãy tìm hiểu xem ai sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển món đồ trước khi chốt giá.
- Hãy nhớ rằng có lẽ bạn phải thay nệm ghế hoặc sơn lại nếu sản phẩm bị phai màu hoặc cần sửa chữa. Cân nhắc vấn đề này khi mua và bàn bạc với người bán.
Trên đây là những kinh nghiệm định giá đồ thanh lý có thể bạn chưa biết. Nếu thấy bài viết hay và ý nghĩa, đừng ngại ngần chia sẻ cho bạn và người thân cùng được biết nhé!